MC&TT Co., Ltd

Bài 6 Javascript căn bản - Lệnh switch case trong Javascript

Chia sẻ:

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh switch case trong Javascript, đây cũng là một lệnh dùng để rẻ nhánh như lệnh if else.

Lẽ ra bài này mình viết ngay từ đầu nhưng do việc học Javascript có sử dụng nhiều đối tượng riêng của nó nên mình giới thiệu các đối tượng đó trước. Chúng ta đã được học câu kiểm tra điều kiện if else rồi, tuy nhiên vẫn còn một cách khác có chức năng tương tự đó là câu lệnh switch case.

1. Lệnh switch case trong Javascript

Lênh switch case có công dụng giống như lệnh if else đó là đều dùng để rẻ nhánh chương trình, ứng với mỗi nhánh sẽ có một điều kiện cụ thể và điều kiện đó phải sử dụng toán tử so sánh bằng, còn đối với lệnh if else thì bạn có thể truyền vào một mệnh đề bất kì và sử dụng nhiều toán tử khác nhau.

Cú pháp

switch (variable)

{

    case value_1 : {

        // do some thing

        break;

    }

    case value_2 : {

        // do some thing

        break;

    }

    default : {

        // do something

    }

}

Nếu như trong tất cả các case không có case nào phù hợp thì nó sẽ chạy lệnh ở default, ngược lại nếu có case nào phù hợp thì chương trình sẽ chạy trong case đó, đồng thời lệnh break sẽ giúp chương trình thoát khỏi lệnh switch, còn nếu bạn không thêm lệnh break thì chương trình sẽ tiếp tục kiểm tra và chạy tiếp ở case tiếp theo.

Quy trình chạy như sau:

  • Nếu tham số variable có giá trị là value_1 thì những đoạn code nằm bên trong case 1 sẽ được thực hiện, ngược lại nó sẽ nhảy xuống case tiếp theo.
  • Lúc này nếu variable có giá trị là value_2 thì những đoạn code trong case 2 sẽ được thực hiện, ngược lại nó kiểm tra tiếp xem còn case nào không.
  • Nhận thấy không còn case nào nữa nên nó sẽ kiểm tra có lệnh default không? Vì có lệnh default nên nó sẽ chạy đoạn code trong lệnh default đó rồi thoát khỏi switch case.

Đề bài: Viết chương trình cho người dùng nhập vào một số, kiểm tra số đó là số chẵn hay số lẻ.

Với bài toán này thì mình kết hợp lệnh prompt() để lấy thông tin từ người dùng, đồng thời kết hợp lệnh switch case để hiển thị kết quả. Có một lưu ý bạn nên sử dụng hàm parseInt() để chuyển dữ liệu người dùng nhập sang number.

Chương trình sử dụng lệnh switch

 

 

 

 

 

Bạn đang xem: Bài 6 Javascript căn bản - Lệnh switch case trong Javascript
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0904251826
x